• (đ) VNĐ
    • (đ) VNĐ
    • ($) US Dollar
  • Vietnamese
    • Vietnamese
    • English
CÔNG TY TNHH SX TM KIẾN AN
  • Hotline: 0903 922 500
  • Email: kinhdoanh@inoxkienan.com
  • T2 - T7: 08H - 17H ( CN Nghỉ )
Danh mục sản phẩm
  • Lò Nướng Điện
    • Lò Xoay
    • Lò Ngang
  • Máy Định Hình
    • Máy cắt Sandwich
    • Máy dập Bánh Trung Thu
    • Máy Se Bột
    • Máy Cán Bột
  • Máy trộn bột
  • Bàn Làm Bánh
    • Chậu Rửa
  • Tủ hấp bánh bao
  • Tủ ủ
  • Tủ Trưng Bánh
  • Xe Đẩy Inox
  • Bàn Tủ Hâm Nóng
  • Chảo Xào Nhân
  • Máy Chia Bột
  • Máy Cuốn Bột
  • Bếp
  • Kệ Inox
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Dịch vụ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Câu chuyện nghề bánh
  • Lý giải thú vị về bánh mì Việt Nam vượt mặt các ông lớn ngành đồ ăn nhanh.

Lý giải thú vị về bánh mì Việt Nam vượt mặt các ông lớn ngành đồ ăn nhanh.

Việc thương hiệu đồ ăn nhanh đình đám Burger King đóng cửa một vài cửa hàng ở Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh vào năm 2015 - 2016 giống như một hồi chuông thực tế cho tham vọng quá cao của các “ông lớn” đồ ăn nhanh. Nhiều thương hiệu bánh mì Việt những tưởng sẽ lép vế trước làn sóng ngoại nhập ồ ạt lại tìm được chỗ đứng riêng và ngày càng phát triển không ngừng.

Các ông lớn đổ bộ vào Việt Nam ồ ạt ra sao?

Vào khoảng những năm 2000, cuộc chiến giữa các thương hiệu bánh mì Việt và các ông lớn với món Burger chủ lực dường như không cân sức khi thị trường bị những cái tên đình đám chiếm giữ. Nhưng giờ đây các thương hiệu Việt đã dần tìm được tiếng nói riêng, không ít ông lớn đã phải chùn chân, rút lui trong trận chiến với đồ ăn Việt và giữa các ông lớn với nhau.

Việt Nam là thị trường từng được ông Elias Diaz Sese - Chủ tịch Burger King khu vực châu Á Thái Bình Dương đánh giá là thị trường tiềm năng mà Burger King dành sự ưu tiên. Hãy cùng Inox Kiến An nhìn 1 vòng các ông lớn trên thị trường hiện nay để hiểu được xu hướng phát triển của thị trường thức ăn nhanh!

Từ thế kỉ 20 các ông lớn đã bắt đầu tiến vào thị trường Việt Nam

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1997 với nhà hàng đầu tiên ở Hồ Chí Minh, KFC hiện đang là thương hiệu đồ ăn nhanh chiếm thị phần cao nhất trong các thương hiệu nước ngoài ở Việt Nam. Trải qua hơn 2 thập kỷ hoạt động, hiện nay KFC có mặt tại 21 tỉnh thành Việt Nam với hơn 140 cửa hàng.

Năm 1998, Lotteria nối gót KFC vào Việt Nam nhưng đến tháng 10/2014 thương hiệu này mới tiến hành mô hình nhượng quyền thương hiệu để phổ biến.

Năm 2012, Burger King đầu tư 40 triệu USD vào thị trường Việt Nam và đặt mục tiêu có ít nhất 60 cửa hàng trong vòng 5 năm. Tuy nhiên với sự kiện đóng cửa một vài cửa hàng ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và cửa hàng duy nhất tại Đà Nẵng, hiện nay Burger King duy trì với 4 cửa hàng tại Hà Nội, 5 cửa hàng tại Hồ Chí Minh và 1 cửa hàng tại Phú Quốc. Con số này hoàn toàn cách xa với kỳ vọng ban đầu của ông lớn này tại Việt Nam.

Năm 2014, McDonald's mở cửa hàng đầu tiên của họ tại Việt Nam. Thương hiệu này đặt mục tiêu mở 100 cửa hàng trong vòng 10 năm. Nhưng tính đến nay, sau gần 7 năm hoạt động, con số đó mới chỉ dừng lại ở 24 với các cửa hàng phân phối tại Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội.

Burger King thành công ở thị trường Trung Quốc và Nhật Bản nhưng lại chùn bước ở Việt Nam

Tuy không phải là thị trường “ưu ái” cho các thương hiệu đồ ăn nhanh, thế nhưng thị trường Việt Nam chưa bao giờ khiến các nhà đầu tư hết hy vọng. Bởi 88% dân số nằm trong độ tuổi lao động là tỉ lệ đáng mơ ước cho các thương hiệu đồ ăn nhanh. MOS Burger - thương hiệu đồ ăn nhanh lớn thứ 2 của Nhật sẽ ra mắt tại Việt Nam trong năm 2020 với cửa hàng đầu tiên ở Đà Nẵng.

Vì sao bánh mì Việt vẫn giữ vững ngôi vương?

Trước khi tiến quân vào thị trường Việt Nam, các ông lớn đều đã có trong tay các bản báo cáo về nghiên cứu thị trường có giá trị thực tiễn với mức độ tin cậy cao từ các chuyên gia kinh tế. Thế nhưng thực tế đã chứng minh được rằng có những yếu tố mà các bản báo cáo thị trường vẫn chưa thể bao quát được. Điều này chắc chắn đến từ văn hóa và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Mà bài học này các ông lớn chỉ có thể “thấm” được khi đã dấn thân vào thị trường Việt Nam chúng ta.

Văn hóa xe máy của người Việt

Theo số liệu chính xác từ Motorcycles Data năm 2019, lượng tiêu thị xe máy ở khu vực ASEAN chiếm đến 22,4% toàn cầu. Trong đó Việt Nam là nước có lượng xe máy đứng thứ 2 toàn Đông Nam Á (đứng sau Indonesia) và là nước đứng thứ 4 thế giới về tiêu thụ xe máy. Với lượng xe máy áp đảo trong hệ thống giao thông, người Việt đã hình thành văn hóa pick-up với đồ ăn, hướng đến mức độ tiện lợi cao nhất khi mua hàng. 

Bánh mì là một món ăn đường phố, món ăn sáng quen thuộc, người Việt đã quen với việc dừng xe máy trước một xe/tủ hoặc tiệm bánh mì nhỏ để mua vội một chiếc bánh mì rồi chạy ào đến nơi làm việc/ học tập.

Xe máy tạo ra văn hóa pick-up và hình thái xây dựng cửa hàng quen thuộc

(Ảnh: Tiệm bánh mì Madam Khánh - Hội An) 

Với thiết kế của các cửa hàng bán đồ ăn nhanh hiện nay, rất khó để cạnh tranh với mạng lưới các xe đẩy bánh mì bán vỉa hè. Thiết kế kiểu quán ăn lớn khiến mgười tham gia giao thông còn phải mất một khoảng thời gian để tìm chỗ để xe, sau đó xếp hàng, gọi món,... Vì thế một cửa hàng bán đồ ăn nhanh đã thua bánh mì truyền thống một lượng khách lớn trong khung giờ buổi sáng như thế.

Pizza 4P’S là một trong số ít các thương hiệu đồ ăn nhanh lớn bắt nhịp điều này, họ đã mở một xe tải bán Pizza thử nghiệm tại Quận 2, TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên mô hình này chưa được nhân rộng do có nhiều lý do khác nhau, vì thế vẫn chưa thật sự tạo ra thay đổi đáng kể trong doanh số bán hàng của Pizza 4P’S.

Xe tải bán bánh của Pizza 4P’S (Nguồn: Instagram shayneshine94)

Người Việt dần tìm về ẩm thực nguyên bản, truyền thống

Những tưởng bây giờ là thời đại của ẩm thực fusion khi những món ăn “lạ lùng” như pizza bún đậu mắm tôm (Pizza 4P), Burger phở (McDonald),... chiếm sóng và thu hút nhiều dư luận xã hội. Thế nhưng đó chỉ là hiệu ứng nhất thời của đám đông khi một món ăn lạ lẫm đến với họ. Sau một thời gian trải nghiệm, người Việt vẫn quay về với những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Một tô phở thơm lừng mùi quế, hồi, gừng, hành với nước dùng được ninh xương và rau củ vẫn ấm lòng hơn một chiếc burger mang vị phở nửa tây nửa ta. Vẫn là một mẹt bún đậu mắm tôm đầy nem, dồi, chả ngon lành hơn chiếc pizza đế nướng thơm mùi mắm tôm. Và hơn hết là những chiếc bánh mì mới ra lò nóng hổi với phần nhân thịt đậm đà ăn kèm rau tươi rói được rưới nước sốt thần thánh vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên thay vì một chiếc Burger kiểu công nghiệp.

Cận cảnh chiếc burger vị phở gây tranh cãi của McDonald’s

Tâm lý không thích “chịu phí thương hiệu”

Chuyên gia thương hiệu Hoàng Tùng nhận định về Burger King khi loại bánh này xâm nhập thị trường đã gần một thập kỷ nhưng chưa thể trở thành một phần của ẩm thực Việt Nam. Ông đánh giá thị trường: "Về cơ bản người Việt vẫn chuộng bánh mì hơn và giá bánh mì cũng rẻ hơn rất nhiều so với bánh burger, đó cũng là lý do vì sao chuỗi burger chững lại trong khi chuỗi bánh mì Việt vẫn nở rộ".

Giá cả là một nguyên nhân lớn khiến các thức ăn nhanh nói chung và bánh Burger nói riêng không thể nào cạnh tranh được với bánh mì Việt. Xét trên khía cạnh là một món ăn nhanh đường phố, người Việt chỉ muốn bỏ tiền duy nhất vào thực phẩm chứ không phải các loại phí dịch vụ hay tiền thương hiệu đi kèm. Việc chịu tiền thương hiệu cho một món ăn mà người Việt không thật sự yêu thích là chuyện rất khó để xảy ra.

Các thương hiệu đồ ăn nhanh không thực sự hiểu rõ thị hiếu khách hàng Việt Nam

Bà Deepika Chandrasekar - chuyên gia phân tích thị trường tại Euromonitor International đã đưa ra nhận định về McDonald's rằng họ đã luôn địa phương hóa các sản phẩm của mình bằng cách nỗ lực kết hợp hương vị ẩm thực Việt Nam vào thực đơn. Chẳng hạn trong thực đơn của McDonald's từng có món kem trái cây Việt (vải, sầu riêng,...), gà rán giòn kiểu Việt và gần đây nhất là Burger vị phở. 

Những nỗ lực “kết thân” với khẩu vị người Việt của các thương hiệu đồ ăn nhanh là hoàn toàn có thật. Thế nhưng người Việt có đón nhận các món ăn truyền thống của mình “lai” với các món ăn nước khác hay không thì khó lòng mà đoán được. Bởi tâm lý muốn giữ nguyên bản các món ăn Việt Nam dường như đã ăn sâu trong đầu người Việt nên không phải lúc nào các phiên bản “con lai” cũng được chấp nhận.

Món Pizza Phở của Domino từng gây phản đối

Người Việt đã quen với việc “cá nhân hóa” ổ bánh mì của mình bằng những câu dặn kèm “con không ăn ớt nha cô”, “lấy con 1 ổ bánh không rau, nhiều pate với chả”. Vẫn là ổ bánh mì ấy, nhưng thêm chút vị cay, bớt chút vị mặn đi vẫn là món ăn Việt nhưng phù hợp với rất nhiều khẩu vị khác nhau. Sự linh hoạt đa màu sắc ấy của đồ ăn địa phương là yếu tố mà bánh burger kiểu công nghiệp không thể nào chạy theo được.

Mức độ tiện lợi: Bánh mì - “hoa hậu” đồ ăn đường phố Việt Nam

Một vị chuyên gia trong ngành đồ ăn nhanh cũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài. Khi các doanh nghiệp Việt Nam quản trị công ty tốt, cung cấp các sản phẩm độc đáo, hoặc dịch vụ phù hợp với văn hóa và thói quen tiêu dùng của người Việt.

Anh Hao Tran, sáng lập của Vietcetera đã đưa ra một lý giải khác hợp lý hơn, rằng: "Đồ ăn nhanh ở Mỹ phổ biến vì lúc nào cũng ăn được, kiếm được. Đồ ăn Việt cũng thế, thậm chí còn dễ tìm kiếm hơn. Người Việt Nam thà ăn phở hay bánh mì còn nhanh hơn là đi tìm hay vào một cửa hàng McDonald's.

Bánh mì Việt Nam được bán theo ý thích riêng của người mua

Ngoài ra, ông Hoàng Tùng, CEO của Pizza Home thì cho rằng, các sản phẩm của các “đại gia” nước ngoài như McDonald's, và Burger King dường như đã “đánh trượt” thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Bởi burger có thể phổ biến ở phương Tây, tuy nhiên, tại Việt Nam thì không. Khi thị trường không có cầu về các sản phẩm của họ thì những thương hiệu này sẽ gặp khó khăn..

Người Việt yêu thích thực phẩm lành mạnh

Theo số liệu từ AEC (ASEAN Economic Community), người Việt chi tiền rất nhiều cho vấn đề ăn uống nhưng có đến 78% được chi cho hàng hóa ven đường và chợ truyền thống, chỉ có 1% được chi tiêu cho fastfood. Các món ăn địa phương của Việt Nam luôn được kết hợp cân đối giữa rau xanh, tinh bột, thịt,... đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn mang hương vị tươi ngon. Trong mắt nhiều người Việt, các món ăn nhanh chỉ là junk food (chỉ những thức ăn nhiều năng lượng nhưng nghèo nàn dinh dưỡng).

Bà Grace Chia bình luận: "Người Việt Nam thích thực phẩm lành mạnh. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam có đa dạng lựa chọn với giá cả phải chăng tại các cửa hàng hoặc các món ăn đường phố và nhu cầu về thức ăn nhanh là thấp. Thêm nữa, tăng trưởng doanh số tại các chuỗi thức ăn nhanh hàng đầu KFC và Lotteria đã chậm lại khi thị trường đạt đến điểm bão hòa".

 

Những bài báo cho thấy sự đi xuống trong hoạt động kinh doanh các thương hiệu đồ ăn nhanh

Sự cạnh tranh gắt gao của các ông lớn

Các món ăn nhanh như burger, pizza không hoàn toàn là khẩu vị yêu thích của người Việt. Nên thay vì đặt mục tiêu cạnh tranh với bánh mì Việt Nam, các ông lớn giờ đây lại quay sang cạnh tranh lẫn nhau trong thị trường thức ăn nhanh đổ bộ từ nước ngoài. Những cái tên đình đám có thể kể đến KFC, Lotteria, Burger King, McDonald's,...

Ngoài các cây lão làng như KFC và Lotteria đã vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 20 vẫn trụ vững mà mở rộng, các ông lớn ngày càng chật vật ở thị trường Việt Nam. Miếng bánh đồ ăn đã không quá lớn giờ đây lại càng khó để chiếm giữ hơn.

Nếu trước đây, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng các ông lớn đồ ăn nhanh đang chiếm giữ sân chơi thì giờ đây các thương hiệu bánh mì Việt đã có được tiếng nói đủ nặng. Những cái tên có hệ thống như ABC Bakery hay hàng loạt cửa hàng lâu năm như bánh mì Phượng, bánh mì Huỳnh Hoa, Madame Khanh,... trở nên nổi tiếng gần xa trong và ngoài nước đã phần nào “kéo” người Việt về gần với ẩm thực quê hương hơn.

Đồng hành với các thương hiệu bánh mì 

Trong ngành bánh, chắc hẳn rất nhiều người biết đến câu chuyện thú vị về ABC Bakery trở thành đối tác cung cấp bánh mì cho rất nhiều ông lớn ngành đồ ăn nhanh khác nhau, trong đó có McDonald. Ông Kao Siêu Lực - nhà sáng lập thương hiệu ABC Bakery đã tâm sự rằng, để đủ tiêu chuẩn trở thành nhà cung ứng các sản phẩm bánh cho các thương hiệu lớn, đồng thời phát triển thương hiệu riêng mạnh mẽ, ABC Bakery đã phải đầu tư rất nhiều vào máy móc đủ quy chuẩn. Bên cạnh đó, mỗi loại bánh cho từng thương hiệu đồ ăn nhanh lại là một loại máy móc khác nhau. Để trở thành nhà cung ứng lâu năm thật sự không dễ dàng gì.

Đồng hành với thành công của ABC Bakery trong nhiều năm qua, Inox Kiến An tự hào khi được ABC Bakery chọn làm đối tác lâu năm, cung ứng dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp cho nhiều loại bánh khác nhau. Chất lượng máy móc của Kiến An không chỉ là lời quảng cáo mà hoàn toàn được các đối tác chất lượng cao công nhận.

Với sản phẩm có tuổi thọ cao, chế độ hậu mãi tốt, luôn cập nhật công nghệ mới nhất để mang lại sản phẩm tốt nhất cho quý khách hàng, Kiến An luôn tự hào là thương hiệu Việt Nam chất lượng cao trong hơn 20 năm hoạt động.

Quý khách hàng có nhu cầu đầu tư nâng cấp quy trình máy móc chuyên nghiệp hoặc tư vấn thành lập dây chuyền sản xuất bánh, liên hệ ngay với Kiến An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

>>> Xem thêm: Máy trộn bột

>>> Xem thêm: Lò nướng 10 khay

>>> Xem thêm: Lò nướng bánh

 

Công ty TNHH XNK Kiến An

  • Trụ sở chính: Hẻm C7C/17 đường Phạm Hùng, Quận 8, TPHCM
  • VPĐD Cần Thơ: 388 Nguyễn Văn Cừ, phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
  • VPĐD Nha Trang: Số 07 Nguyễn Khanh, Phường Phước Hải, TP Nha Trang.
  • VPĐD BMT: Số 2 Nguyễn Công Hoan, TP BMT.
  • VPĐD Hà Nội: Số 4/50 Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.

 Phương thức liên hệ:

  • Tổng đài: 02822 50 88 45
  • Hotline: 0903 922 500
  • Email: kinhdoanh@inoxkienan.com
Từ khóa:

Danh mục

  • Tổng hợp mẹo hay
  • Hoạt động của Công Ty
  • Đánh giá các thiết bị
  • Kinh nghiệm kỹ thuật
  • Tổng hợp khuyến mãi
  • Câu chuyện nghề bánh

Sản phẩm mới nhất

Liên hệ
Chảo xào nhân
Chảo xào nhân
Liên hệ
Liên hệ
Máy Chia Bột Bằng Tay (mâm inox)
Máy Chia Bột Bằng Tay (mâm inox)
Liên hệ
Máy chia tự động 36 phần (Tặng 3 mâm inox) - KIẾN AN
Máy chia tự động 36 phần (Tặng 3 mâm inox) - KIẾN AN
Liên hệ
Tủ ủ 2 cửa nóng 32 khay (Không mâm) - Không Sử Dụng Điện
Tủ ủ 2 cửa nóng 32 khay (Không mâm) - Không Sử Dụng Điện
Liên hệ
  • Facebook
  • Youtube
  • Linkedin
  • Twitter
  • Instagram

Tra cứu thông tin đơn hàng

Liên hệ

  • Trụ sở chính : Hẻm C7C/17, đường Phạm Hùng, Quận 8, TP. HCM Hotline: 028 2250 88 45
    VPĐD Cần Thơ : 388 Nguyễn Văn Cừ (Nối dài), phường An Khánh, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ
    VPĐD Hà Nội : Số 4/50 Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Liệt, Hoàng Mai Hà Nội
    VPĐD BMT : Số 02 Nguyễn Công Hoan, TP BMT
    VPĐD Nha Trang : Số 07 Nguyễn Khanh,P Phước Hải, TP BMT
  • Tổng đài: 02822 50 88 45
  • Hotline: 0903 922 500
  • kinhdoanh@inoxkienan.com
  • DMCA.com Protection Status

Hỗ trợ khách hàng

  • FAQ
  • Phiếu mua hàng
  • Trung tâm bảo hành
  • Thanh toán và giao hàng
  • Sữa chữa & bảo trì
  • Điều khoản và điều kiện

Chính sách mua hàng

  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách giao hàng
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả
  • Hình thức thanh toán

Thông tin về Kiến An

  • Thông tin liên hệ
  • Hệ thống Showroom
  • Giới thiệu về Kiến An
  • Video
  • Tin tức
  • Tuyển dụng
imgpayment

Copyright © 2019 Inox Kiến An. All Rights Reserved. Designed by Kien An

0903 922 500
Powered by Inox Kiến An
1
Bạn cần hỗ trợ?

  • Gọi điện

  • Chat Facebook