head logo
0903 922 500

Tin tức

Hiệp hội Lương thực thực phẩm: Người tiêu dùng đang bị bỏ rơi

Đại diện Hiệp hội Lương thực thực phẩm cho rằng chưa có chế tài cụ thể xử phạt các vi phạm khiến người tiêu dùng không được bảo vệ.

Ngày 23/2, hội nghị lấy ý kiến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) diễn ra tại TP HCM.

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao - đánh giá tình trạng bán hàng kém chất lượng, giả mạo đang ngày càng phổ biến và lấn át hàng chất lượng. Khi mua phải những sản phẩm này, người tiêu dùng rất khó khiếu nại. Họ tốn thời gian nhưng cũng không đòi được quyền lợi. Do đó, bà Hạnh đề nghị Luật sửa đổi cần bổ sung một chương riêng quy định cụ thể về xử lý hành vi vi phạm này.

rn Hội nghị góp ý sửa đổi dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng ở TP HCM. Ảnh: Thi Hà rnHội nghị góp ý sửa đổi dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng ở TP HCM. Ảnh: Thi Hà

Đồng quan điểm, đại diện Hiệp hội lương thực thực phẩm TP HCM (FFA) cũng cho rằng, có chế tài đủ sức răn đe mới giúp môi trường kinh doanh lành mạnh, người tiêu dùng mua được sản phẩm an toàn, còn doanh nghiệp hoạt động minh bạch mới đủ sức cạnh tranh.

FFA dẫn chứng, trong dự thảo Luật sửa đổi chỉ đề cập tới phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải mà chưa có một chế tài cụ thể nào. Thực chất, theo FFA, phương thức này chỉ mang tính hình thức. Nhiều đơn vị làm ăn thiếu minh bạch đang luồn lách mỗi ngày để thu lợi nhuận "khủng" từ bán hàng kém chất lượng cho người tiêu dùng. Khi bị phát hiện, họ chỉ bị xử phạt hành chính vài chục triệu đồng nên tiếp tục vi phạm.

Theo FFA, người tiêu dùng vẫn đang bị bỏ rơi vì việc xử phạt được quy định ở các bộ luật liên quan còn mờ nhạt và chưa có chế tài đặc thù để bảo vệ người tiêu dùng.

Trong chương mới này, đại diện hiệp hội cho rằng cần xử phạt cụ thể theo từng cấp độ từ cảnh cáo tới thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh. Đồng thời, tịch thu lợi nhuận từ hành vi vi phạm, đưa các đối tượng vào danh sách công khai vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, có thể áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả như tiêu hủy toàn bộ sản phẩm. Các cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ông Hoàng Văn Sơn, Trưởng văn phòng Luật sư VNC (Đoàn luật sư TP HCM), đề nghị có quy định cấm doanh nghiệp ép người tiêu dùng mua thêm sản phẩm ngoài mục tiêu chính.

Theo ông, tình trạng ngân hàng ép người tiêu dùng phải mua bảo hiểm mới được vay vốn đang khiến dư luận phẫn nộ. Pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định nào để bảo vệ người tiêu dùng trong trường hợp này. Họ đứng ở thế khó khi ngân hàng dùng quyền lực để ép mua thêm sản phẩm khác trong khi họ không có nhu cầu.

Ngoài các góp ý trên, các hiệp hội còn đề nghị Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng cần nêu trách nhiệm của các bộ, ngành, nếu vi phạm cũng bị xử phạt bình đẳng như các đơn vị khác.

Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết sẽ ghi nhận các góp ý. Ông kỳ vọng, sau khi được Quốc hội thông qua, Luật sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 5, vào tháng 5 tới.

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Hỗ trợ trực tuyến
account_circle Điện thoại: 0903 922 500
account_circle Email : kinhdoanh.inoxkienan@gmail.com
Videos

Đối tác

Akzonobel
Đối tác
Đối tác 2
Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 5
Aju
Đối tác 6
CÔNG TY CHEN HONE
Coopmart
HACCP
zalo